Chùa Phúc Viên - xã Thanh Lĩnh nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh từ bao đời nay của người dân địa phương.

Chủ nhật - 05/11/2023 21:07
Chùa Phúc Viên được xây dựng để làm nơi thờ Phật cầu phúc. Chùa được xây dựng vào thời Nguyễn gồm hai nhà Tiền đường và Chính điện. Tiền đường gồm ba gian hai đầu xây bít đốc, khung nhà được dụng bằng gỗ, nền đất, mai lọp ngói kiên cố. Chính điện được làm bằng gỗ 1 gian 2 chái, mái lợp ngói, trên mái đắp hình rồng phượng, xung quanh xây tường hàu và đá, nền láng bằng hàu.
bên trong chùa phuc viên 1
Đến năm 1900, ông Nguyễn Khâm Thợu đã hằng tâm công đức tu bổ, tôn tạo lại chùa. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Tiền đường được sử dụng làm lớp học cho các lớp “Bình dân học vụ” Đến năm 1959, khi địa phương đã có trường học, chùa được trả lại làm nơi sinh hoạt tôn giáo cho dân làng.
Năm 1962, ông Nguyễn Khâm Thợu mất, chùa được giao lại cho cháu ruột là ông Nguyễn Khâm Viêng trông coi và thờ phụng. Năm 1964, Tiền đường bị hư hỏng nặng do thời gian, do chiến tranh, sau đó được dỡ đi để làm kho hợp tác xã.
bên trong chùa phúc viên
Năm 1966 – 1967 địa phương mở đường đi trước của chùa nên khuôn viên chùa bị thu hẹp. Năm 1972, theo chủ trương của nhà nước dì dời dân từ chỗ thấp lên cao để tru tiền cho diện tích đất làm nông nghiệp nên khuôn viên chùa một lần nữa phù cái bt cho các gia đình tại định cư.
Năm 1998, con trai ông Nguyễn Khâm Viêng là Nguyễn Khâm Hạn (pháp danh Quảng Lập) được giao quản lý chùa. Để có không gian phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho bà con, ông Hạnh đã xây một Tiền đường nhỏ.
chua phuc vien ảnh tượng quan âm
Đến năm 2008, nhân dân địa phương và du khách đã đóng góp dựng lại Tiền đường rộng rãi hơn với khung bằng sắt, thép và mái lợp tôn, đồng thời nâng nền, lát gạch lại nhà Hậu cung thêm cao rão, chống chọi với thiên nhiên trong những mùa mưa lũ.
các phật tử
Nay theo chủ trương của Đảng và Nhà nước xem xét công nhận di tích văn hóa lịch sử. Ban hộ tự chủng tôi xét thấy chùa Phúc Viên là một ngôi cổ tự. Đây là nơi sinh hoạt tâm linh của nhân dân trước đây cũng như hiện nay. Đồng thời trong thời kỳ tiền cách mạng là nơi để những cán bộ của Đảng bí mật hoạt động, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chùa nhiều lần là nơi cư trú cho cán bộ và bộ đội. Đồng thời là nơi phổ cập dân trí chữ nôm và chữ Quốc ngữ sau này.

Tác giả bài viết: Hiền Nguyễn - PCT UBND

Nguồn tin: Ban văn hoá xã

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây