MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT ĐƯỢC BÁO CHÍ QUAN TÂM PHẢN ÁNH
- Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức Hội nghị lần thứ 9
- Hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An
- Ban Chỉ đạo tỉnh Nghệ An về phòng, chống tham nhũng tiêu cực họp phiên thứ nhất
- Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng năm 2022
- Triệt phá đường dây đánh bạc lô đề trên 400 tỷ đồng
- Nhân viên y tế Nghệ An mòn mỏi chờ phụ cấp chống dịch
- Di tích Quốc gia đặc biệt Km số 0 ở Nghệ An xuống cấp nghiêm trọng
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
* Hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An
Ngày 30/6, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tiến hành thẩm tra một số Nghị quyết, Báo cáo trình kỳ họp thứ 7 – HĐND tỉnh khóa 18. Tham dự có đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND Tỉnh.
Ngày 1/7, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức thẩm tra các dự thảo tờ trình, nghị quyết trình kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Thái Thị An Chung - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Tại phiên họp, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ
cho giáo viên mầm non hợp đồng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 06/2018 của Chính phủ.
Ngày 5/7, tại TP.Vinh, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức phiên họp để nghe và cho ý kiến về kết quả thẩm tra báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri và dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVIII. Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì cuộc làm việc. Dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Thái Thị An Chung - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các Ban, Văn phòng HĐND - Đoàn ĐBQH tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ngành liên quan.
- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức Hội nghị lần thứ 9
Ngày 01/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tổ chức Hội nghị lần thứ 9 để nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đại diện các Ban Trung ương Đảng; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An thông qua dự thảo Nghị quyết về chuyển đổi số.
- Một số hoạt động nổi bật khác
Ngày 30/6/2022, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng, chính quyền và công tác Dân chủ - Pháp luật và Tôn giáo 6 tháng đầu năm 2022, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Thành - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Tham dự hội nghị còn có đại diện, lãnh đạo: Ban Dân vận Tỉnh ủy, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Tỉnh đoàn, Ban Tôn giáo; cùng đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc của 21 huyện, thành, thị và một số cơ sở tôn giáo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp bàn về giải pháp nâng cao hiệu quả và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khai thác hải sản. Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hoàng Mai, Cửa Lò; các Nghiệp đoàn nghề cá và một số ngư dân tham gia khai thác trên biển.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị quản lý và sử dụng dự toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội nghị, lãnh đạo UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế phối hợp cùng Bảo hiểm xã hội cùng các cấp, ngành, đơn vị liên quan phải thực sự trách nhiệm, sâu sát trong vấn đề sử dụng dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo tốt quyền lợi người bệnh.
Ngày 1/7, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp với UBND các tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tổ chức Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Bắc Trung Bộ mở rộng năm 2022 với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - Nâng tầm điểm đến”. Tham dự diễn đàn, về phía Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch có các đồng chí: Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng; Nguyễn Trùng Khánh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Nam Đình - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh. Cùng dự có đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 2/7, Đoàn công tác của Ban Dân vận Tỉnh ủy do đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi thăm và tặng quà bản Kẻ Trằng, xã Mậu Đức (Con Cuông). Đoàn công tác của ban Dân vận Tỉnh ủy cũng đã chia sẻ những khó khăn của người dân nơi đây, đồng thời ghi nhận những tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng nông thôn mới, xây dựng bản làng ngày càng đổi mới của nhân dân bản Kẻ Trằng.
Ngày 2/7, tại TP.Vinh, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thi Thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số 4, vòng loại năm 2022. Kết
thúc hội thi trong sáng cùng ngày, Ban tổ chức đã tổ chức công bố kết quả, trao thưởng. Theo đó, Công an tỉnh Nghệ An đạt giải Nhất toàn đoàn, Công an TP. Đà Nẵng đạt giải Nhì và giải Ba được trao cho Công an tỉnh Ninh Bình.
Ngày 3/7, tại thị xã Cửa Lò, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức ra quân đồng loạt hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sỹ tình nguyện vì văn minh đô thị” năm 2022. Ngay sau lễ ra quân, tuổi trẻ toàn tỉnh đã triển khai nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, thiết thực. Dự lễ ra quân hưởng ứng Chương trình "Chiến sỹ tình nguyện vì văn minh đô thị" năm 2022 có đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An, đại diện Thị ủy, UBND thị xã Cửa Lò và các đoàn viên đến từ các cơ sở Đoàn của thị xã.
Ngày 5/7, tại TP. Vinh, Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đã họp nghe và cho ý kiến về tình hình, tiến độ triển khai các nhiệm vụ. Đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phó trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo.
Ngày 5/7, tại TP. Vinh, Ban Chỉ đạo tỉnh Nghệ An về phòng, chống tham nhũng tiêu cực họp phiên thứ nhất. Đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thảo luận Quy chế làm việc với các nội dung như: quy định chung; trách nhiệm, quyền hạn; chế độ làm việc và quan hệ công tác; cũng như dự thảo Quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo.
Ngày 5/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Ban Thư ký Hội LHTN tỉnh, Ban Thư ký Hội Sinh viên tỉnh tổ chức Lễ xuất quân Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh. Hơn 300 đoàn viên, thanh niên tình nguyện đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã lên đường đến với các bản nghèo vùng cao của tỉnh với mục tiêu mang sức trẻ triển khai các chương trình, hoạt động ý nghĩa trong tháng cao điểm của chiến dịch Mùa hè xanh.
Ngày 6/7, tại thị xã Thái Hoà, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Chi bộ Công ty TNHH Tập đoàn Nghệ Nhân. Tham dự lễ công bố có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Lê Đình Lý - Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Phan Thị Hoan - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; đại diện lãnh đạo Thị uỷ Thái Hoà và Công ty TNHH Tập đoàn Nghệ Nhân.
Ngày 6/7, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Dự và chỉ đạo tại điểm cầu Hà Nội có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Điểm cầu tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì.
- Hoạt động của các cơ quan, tổ chức Trung ương tại Nghệ An
Ngày 30/6, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Đối thoại và tư vấn chính sách về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình với nông dân trên địa bàn huyện Diễn Châu. Dự hội nghị về phía Trung ương Hội Nông dân Việt Nam có đồng chí: Lều Thị Minh Huệ - Ủy viên BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Trưởng Ban Xã hội Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Về phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam có đồng chí: Vũ Minh Huệ - Trưởng phòng nghiệp vụ truyền thông, Trung tâm truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Võ Văn Phong - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Lê Viết Thức - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo huyện Diễn Châu.
Ngày 30/6, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học "Thực trạng và các giải pháp phát huy vốn xã hội nhằm phát triển kinh tế của người dân miền Tây Nghệ An". Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Tiến sĩ Đặng Xuân Thanh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Tham dự hội thảo còn có đại diện Sở Văn hóa - Thể thao; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh.
Ngày 30/6, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về dân số Nghệ An trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ
Chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh về việc triển khai Đề tài cấp bộ “Một số vấn đề dân số trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An”.
Ngày 30/6, tại Công ty Điện lực Nghệ An, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tổ chức Hội nghị rà soát công tác quy hoạch lưới điện, thẩm định và kiểm tra, nghiệm thu công trình điện xây dựng trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các ban chuyên môn Tổng Công ty, Ban Quản lý dự án lưới điện, Ban Quản lý dự án Phát triển Điện lực, Ban Quản lý dự án Xây dựng điện miền Bắc, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia; đại diện lãnh đạo Sở Công Thương và Công ty Điện lực các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ngày 4/7, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp Nghệ An về kiểm tra công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tại tỉnh Nghệ An. Đại diện tỉnh Nghệ An có ông Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cùng đại diện các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát.
Ngày 5/7, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đồng chí Chu Thị Vinh - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Hợp tác xã làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An về tình hình thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012; tình hình phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác trên địa bàn và lấy ý kiến về dự thảo Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Thị An Chung - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan tiếp và làm việc với đoàn.
Ngày 30/6, tại thị xã Cửa Lò, Lễ ký kết hợp tác giữa Trường cao đẳng Du lịch - Thương mại Nghệ An với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam về thực hiện dự án “RroReccognition” (Tư vấn công nhận văn bằng tại Đức) và “Hand in Hand fo International Talents”(Tư vấn cơ hội việc làm tại Đức) đã được long trọng tổ chức. Tại lễ ký kết, trường cao đẳng Du lịch - Thương mại Nghệ An và AHK tại Việt Nam đồng ý hợp tác chung để
chuẩn bị cho lao động tay nghề cao có cơ hội làm việc và sinh sống tại Cộng hoà Liên Bang (CHLB) Đức.
Ngày 4/7, Đoàn cán bộ Liên hiệp Công đoàn tỉnh Xiêng Khoảng, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, do đồng chí Phu Von Si Khăm On, Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn tỉnh Xiêng Khoảng làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Lịch trình đoàn sẽ thăm và làm việc tại Nghệ An 5 ngày, từ ngày 4/7 đến 8/7. Đoàn sẽ đến dâng hương tại Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn; Học tập trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại Thị xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu và Tập đoàn TH tại huyện Nghĩa Đàn.
(Báo Nghệ An, Đài PTTH Nghệ An, Báo Nhân Dân, Báo Tin tức, Báo Đại đoàn kết, Báo đầu tư online, và một số cơ quan báo chí đưa tin về nội dung này).
KINH TẾ - ĐẦU TƯ
* Triển khai dự án
VTC new đăng bài “Nghệ An: Dự án xây dựng cảng biển Đông Hồi sau 11 năm vẫn 'nằm trên giấy'”: Dự án xây dựng cảng biển Đông Hồi, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) được Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 838/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2011 với chức năng nhiệm vụ là cảng chuyên dùng phục vụ nhu cầu xuất nhập hàng hóa cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, vật liệu xây dựng trong KCN Đông Hồi và vùng lân cận. Tổng diện tích đất quy hoạch là 1.096,7ha, trong đó, phạm vi quy hoạch vùng đất là 540,4ha; phạm vi quy hoạch vùng nước là 556,3ha. Tuy nhiên, sau 11 năm, đến nay dự án cảng Đông Hồi vẫn nằm trên "giấy", hầu hết các hạng mục chưa triển khai xây dựng được gì. Nguyên nhân dự án cảng Đông Hồi chậm tiến độ là do các dự án đầu tư các bến các đều gặp khó khăn trong việc triển khai đầu tư xây dựng do chưa có nhà đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng dung cho cả khu bến cảng như đê chắn sóng và luồng tàu vào cảng.
Liên hoan đến nội dung này, Tạp chí điện tử Đầu tư tài chính (6/7) đăng bài “Nghệ An: Cảng biển 16.500 tỷ đồng 'nằm trên giấy' hơn 11 năm”.
Báo Xây dựng (1/7) đăng bài “Điểm danh những dự án “ung nhọt” cần được “giải phẫu”: Bao giờ mới xử lý dứt điểm “phế tích” Nam Đàn plaza. Nội dung này đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh thời gian qua.
Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp ( 3/7) đăng bài “Nghệ An: Hàng trăm hộ dân "dài cổ" chờ đền bù dự án mở rộng QL1A”: Hàng trăm hộ dân ở dọc 2 bên Quốc lộ 1A qua địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đã khiếu nại yêu cầu được đền bù diện tích đất bị thu hồi để nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1A trước đây. Ngày 30/11/2016, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 5989/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác liên ngành để soát xét nội dung khiếu kiện của công dân. Theo báo cáo của Tổ công tác, có 678 hộ gửi đơn tới các cơ quan hành chính Nhà nước và 49 hộ khởi kiện ra tòa án. Quá trình giải quyết đơn thư của các công dân đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách. UBND tỉnh đã có nhiều văn bản xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Trên cơ sở kiến nghị của UBND tỉnh Nghệ An, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cấp bổ sung kinh phí nguồn trái phiếu Chính phủ cho tỉnh Nghệ An (đối với đoạn từ Cầu Giát đến thành phố Vinh). Tính đến 31/12/2020, toàn bộ số kinh phí hơn 222 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân, chuyển về cho các địa phương để hoàn thiện thủ tục chi trả cho các hộ dân theo phương án phê duyệt bổ sung, trong đó ưu tiên những hộ dân sử dụng đất trước năm 1982. Ngày 8/4/2022, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 2442/UBND-TD gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng phát sinh qua giải quyết đơn thư khiếu nại dự án khôi phục, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A.
Liên quan đến nội dung này, Báo Dân tộc & Phát triển đăng bài “Nghệ An: Dân đòi bồi thường sau 26 năm bị thu hồi đất”.
Báo Nghệ An (3/7) đăng bài “Giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm tại huyện Đô Lương: Đồng thuận vì một tương lai phát triển”: Tháng 10/2019, UBND huyện Đô Lương ban hành Quyết định số 668/QĐ-UBND phê duyệt báo cáo đề xuất, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình “Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường Trù - Mỹ, huyện Đô Lương”. Tuy nhiên, dự án vẫn đang bị “treo”, do còn vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 3 hộ gia đình, đoạn đấu nối Quốc lộ 15. Tháng 9/2021, UBND huyện Đô Lương chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Đường giao thông quy hoạch 45m, đoạn Km0+950 – Km1+200 từ thị trấn Đô Lương đi xã Đà Sơn. Đến nay, tuyến đường này dù đã được hình thành, nhưng vẫn còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với đất sản xuất của 2 hộ gia đình. về nguyên nhân dẫn đến việc có một số trường hợp hộ gia đình còn chưa nhất trí với chủ trương thu hồi đất thực hiện dự án là vì cho rằng đơn giá mà Hội đồng Bồi thường giải phóng
mặt bằng huyện Đô Lương xây dựng thấp, nên chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ.
Tạp chí Môi trường & Đô thị (4/7) đăng bài “Nghệ An: Dự án Siêu thị thương mại tại phường Lê Lợi xây dựng trái phép, sai quy hoạch”: Dự án Siêu thị thương mại tại phường Lê Lợi, TP Vinh do Công ty TNHH Kinh doanh vật tư tổng hợp và cơ khí làm chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng khi xây dựng trái quy hoạch, sai hoàn toàn so với giấy phép được cấp. Theo quy hoạch được phê duyệt, các hạng mục chính gồm siêu thị, nhà trưng bày; nhà nghỉ nhân viên; tổng diện tích khu đất 590,80m2, diện tích xây dựng 496,90m2, mật độ xây dựng 84,10%. Thế nhưng Công ty đã bất chấp các quy định pháp luật, “biến” dự án Siêu thị thương mại thành nhà xưởng sản xuất gia công khí rộng cả ngàn m2. Cụ thể, công ty này đã đổ móng, xây tường lên cao khoảng 2 mét bao quanh khu đất rồi đổ trụ bê tông cốt thép lắp đặt các khung thép tiền chế, bắn tôn bao bọc xung quanh, chủ đầu tư lắp đặt 2 giá long môn, đường ray trong khu nhà xưởng đồ sộ để cầu hàng, phục vụ gia công cơ khí.
Báo Nghệ An (30/6) đăng bài “9 hộ dân bị treo cạnh khu di tích quốc gia”: Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Lịch sử Truông Bồn đã đưa vào hoạt động, đón khách thăm viếng. Tuy nhiên, đến nay có 9 hộ dân xóm 10, xã Mỹ Sơn (Đô Lương) đang nằm trong phần đất quy hoạch xung quanh di tích vẫn chưa được di dời. Do chưa được đền bù GPMB nên các hộ dân chưa di chuyển. Một số hộ dân do không còn đường ra nên hàng ngày các phương tiện sản xuất sinh hoạt, thậm chí phải đi qua trước tượng đài, gây ra hình ảnh nhếch nhác, phản cảm, ngoài ra nhiều hàng mục chuồng trại của người dân vẫn nằm kề khuôn viên khu di tích, mỗi khi mưa xuống, khu vực giáp ranh lại trở nên lầy lội. Việc bị treo nhiều năm cũng khiến nhà cửa của người dân xuống cấp nghiêm trọng. Theo UBND huyện Đô Lương cho biết thì do chưa có kinh phí nên chưa thể thực hiện bồi thường GPMB được.
Báo Pháp luật Việt Nam (5/7) đăng bài “Nghi Lộc (Nghệ An): Chậm khắc phục vi phạm tại dự án nông nghiệp Hoàng Anh”: Cty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Anh trong quá trình triển khai dự án đầu tư cơ sở sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đã vi phạm an toàn hành lang ĐZ 22kV Quỳnh Lưu
- Vinh. Tại buổi làm việc với Truyền tải điện Nghệ An và UBND xã Nghi Vạn, ông Lê Văn Hải (GĐ Cty Hoàng Anh) đã thừa nhận, cam kết hoàn trả hiện trạng trước 10/12/2021. Tuy nhiên, nhiều tháng sau Cty Hoàng Anh vẫn chưa thực hiện theo cam kết. Được biết, sau nhiều lần Truyền tải điện Nghệ An gửi văn
bản cho chính quyền các cấp, đến 3/6/2022, Sở Công Thương đã chủ trì buổi làm việc với các bên liên quan. Đại diện Cty Hoàng Anh tiếp tục nhận trách nhiệm về vụ việc. Các bên thống nhất hạn chót để Cty Hoàng Anh hoàn trả hiện trạng là ngày 15/6/2022. Thế nhưng, đến 16/6/2022 và những ngày tiếp theo, tại vị trí cột điện cao áp số 151, tình trạng vẫn như cũ. Không chỉ đào xới dưới chân cột điện cao áp mất an toàn, Cty Hoàng Anh còn có dấu hiệu tự ý san lấp hàng ngàn m2 đất sản xuất nông nghiệp.
* Kinh tế
Báo Nhân dân (1/7) đưa tin “Nghệ An lần đầu tiên lọt tốp 10 địa phương thu hút vốn FDI lớn nhất cả nước”: Từ đầu năm 2022 đến nay tỉnh Nghệ An thu hút được 580 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đây là mức đầu tư cao nhất từ trước đến nay, giúp tỉnh lọt vào tốp 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. Trong đó, các dự án đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An là 550 triệu USD và ngoài địa bàn khu kinh tế Đông Nam là 30 triệu USD. Nghệ An đã chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2025 nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời, tiếp tục ưu tiên bố trí vốn để triển khai hoàn thành các công trình trọng điểm phục vụ thu hút đầu tư, đồng hành với các nhà đầu tư hạ tầng để kêu gọi xúc tiến các nhà đầu tư thứ cấp. Nghệ An đang xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư, dự kiến đưa vào vận hành trong tháng 9/2022; xây dựng sổ tay hướng dẫn quy trình thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tạp chí Tài chính doanh nghiệp ( 1/7) đưa tin “Nghệ An: Phấn đấu đến năm 2025, thu ngân sách đạt 26.000-30.000 tỷ đồng”: UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 433/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu tổng quát mà Kế hoạch hướng tới là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; Phấn đấu đến năm 2025, Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc. Phấn đấu tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 26.000-
30.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn đạt 500.000 tỷ đồng…
Báo Nghệ An (3/7) đăng bài “Ngành Thuế Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử”: Đến hết ngày 30/6/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có gần 13.000 tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn đăng ký đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Và Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã được Tổng cục Thuế khen thưởng thành tích đột xuất, xuất sắc trong việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2. Bằng nhiều biện pháp thống nhất, đồng bộ, ngành Thuế Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình đề ra, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung, hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách.
Báo Vietnamnet (3/7) đăng bài “Nghệ An tăng trưởng kinh tế hơn 8,4%, đứng sau Thanh Hoá”: Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của Nghệ An vẫn đứng thứ hai khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 18 của cả nước. Trong mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,14%, đóng góp 12,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,65%, đóng góp 39,75%; khu vực dịch vụ tăng 9,22%, đóng góp 44,64% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,22%, đóng góp 3,34%. Về hoạt động của doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm trên toàn tỉnh có 1.010 doanh nghiệp được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Với tổng số vốn đăng ký thành lập 10.417 tỷ đồng. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới là 390 đơn vị, tăng 42,34% cùng kỳ. Đồng thời có 546 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại sản xuất, tăng 80 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2021.
Báo Nghệ An ( 2/7) đưa tin “Nghệ An: 63 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử”: Theo thống kê của Sở Công Thương, đến hết tháng 6 năm 2022, đã có 63 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên đã được đưa lên các sàn thương mại điện tử uy tín trên cả nước; thiết lập được 11 gian hàng cấp huyện với 300 sản phẩm lên sàn. Thực hiện mục tiêu 100% sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử theo Kế hoạch số 2345 của UBND tỉnh, thời gian qua, các chủ thể OCOP, các ngành và cơ quan chức năng đã triển khai nhiều chương trình, phần việc thiết thực.
* Khoáng sản
Tạp chí điện tử Môi trường & Đô thị (30/6) đăng bài “Nghệ An sau 12 năm thi hành Luật Khoáng sản - Lấp “khoảng trống” khai thác khoáng sản”: Theo số liệu từ Sở TN&MT tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 2/2022, huyện Quỳ Hợp có 44 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, chủ yếu khai thác đá hoa trắng, đá trắng và quặng thiếc. Trong đó, có 25 giấy phép do Bộ TN&MT cấp và 19 giấy phép do UBND tỉnh Nghệ An cấp. Hiện trên địa bàn huyện này cũng còn có hàng trăm mỏ đá xây dựng được cấp phép. Đáng quan tâm, gần như toàn bộ các mỏ khoáng sản trên địa bàn Nghệ An đều được cấp phép khai thác trong vòng 15 - 30 năm. Điều này đồng nghĩa với việc, phải sau từng đó thời gian, công tác cải tạo, phục hồi môi trường mới được triển khai thực hiện. Và, cũng từng đó năm, người dân địa phương sinh sống xung quanh các khu vực khai thác khoáng sản phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm cùng với nhiều hệ lụy phát sinh có thể làm xáo trộn cuộc sống của họ bất cứ lúc nào.
Liên quan đến nội dung này, Báo điện tử Tài Nguyên & Môi Trường đăng bài “Nghệ An sau 12 năm thi hành Luật Khoáng sản - Tăng thu từ khai thác khoáng sản đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội”; Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp ( 3/7) đăng bài “Nghệ An: Những “khoảng trống” khoáng sản cần khoả lấp”; Báo Nghệ An ( 30/6) “ Bịt lỗ hổng thất thu thuế Khoáng sản”.
Báo Nghệ An (2/7) đăng bài “Nhức nhối nạn khai thác khoáng sản trái phép ở xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu)”: Thời gian qua, tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu) diễn ra rất phức tạp. Việc khai thác thậm chí có lúc công khai, thách thức chính quyền địa phương… Quá trình khai thác không chỉ làm thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường cảnh quan, hạ tầng giao thông mà còn gây bức xúc dư luận. Mỏ đất trái phép nằm sát bên cạnh mỏ đá. Khu vực này là đất rừng sản xuất, giao cho các hộ dân quản lý.
Tạp chí Môi trường & Đô Thị (6/7) “Nghệ An: “Cát tặc” vẫn ngang nhiên khai thác trên sông Con”: Tình trạng khai thác cát trái phép trên dòng sông Con đoạn qua cầu treo An Ngãi huyện Tân Kỳ, chính quyền địa phương đã cam kết xử lý dứt điểm. Tuy nhiên cát tặc vẫn ngang nhiên “lộng hành”. Cát được hút lên xe công khai, cả một vùng nước bị khuấy lên đục ngàu, gây ô nhiễm môi trường. Cát hút lên đầy xe công nông được đem về bãi gần đó tập kết. Bãi tập kết nay đã có xây dựng thêm kè để chứa được nhiều cát hơn. Sự ngang nhiên lộng hành thách thức pháp luật của cát tặc như ở chốn không người.
Nhưng trong báo cáo lại ghi không còn tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn.
* Nông nghiệp
Báo Nghệ An (30/6) đưa tin “Nâng cấp, xây dựng mới trạm bơm điện đảm bảo nước tưới lúa hè thu”: Từ đầu năm 2021 đến nay, bằng việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án, Nghệ An đã nâng cấp, xây dựng mới được khá nhiều trạm bơm điện trên hệ thống kênh Đào ba ra Đô Lương và hệ thống bơm chuyền chủ động phục vụ nước tưới vụ hè thu. Theo báo cáo của Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp được trên 110 trạm bơm điện trị giá trên 600 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và dự án JICA (Nhật Bản) được giao cho các đơn vị thuỷ lợi và địa phương quản lý. Các trạm bơm điện được đầu tư nhiều nhất chủ yếu nằm dọc hệ thống kênh Đào ba ra huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu… Về lâu dài các địa phương ở Nghệ An đang tiếp tục thu hút đầu tư, có kế hoạch xây dựng lại những trạm bơm cũ còn lại đồng bộ, mang lại hiệu quả trong việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.
Báo Nghệ An (3/7) đăng bài “Nghệ An có trên 57% tàu cá 67 lâm cảnh nợ xấu”: Nghệ An có 104 tàu cá được đóng theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/CP. Tuy nhiên, tính đến nay trong số đó có 60 tàu (chiếm 57, 69%) lâm cảnh nợ xấu vì hoạt động không hiệu quả. Trong tổng số 60 tàu thuộc nhóm nợ xấu, có 43 tàu do không trả được nợ vay cũng như vi phạm các quy định tại hợp đồng tín dụng đã bị các Ngân hàng khởi kiện hoặc cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng. Trong đó có 6 tàu đã đấu giá thành công. Tại cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân mới đây của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu cho rằng, đối với thực trạng của tàu 67/CP trên địa bàn tỉnh, phía Ngân hàng Nhà nước tỉnh cùng các chi nhánh ngân hàng thương mại phối hợp với các chủ tàu để đánh giá, phân loại hoạt động sản xuất thực tế, tham mưu hướng xử lý cụ thể hợp tình, hợp lý.
VĂN HÓA - XÃ HỘI
* Du lịch - văn hóa
Báo infornet ( 30/6) đăng bài “Di tích Quốc gia đặc biệt Km số 0 ở Nghệ An xuống cấp nghiêm trọng”: Mốc Km số 0 ở thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) là điểm khởi đầu của tuyến đường vận tải cơ giới trên đường Hồ Chí Minh từ năm 1972 - 1975. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt và được tỉnh Nghệ An chọn làm điểm du lịch. Gần đây, điểm du lịch này đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt tượng đài mô phỏng Km số 0 xuất hiện những vết nứt nẻ ở chân đế; nhiều mảnh đá ốp lát đế đã bị bong tróc ra, sụt lún. Hệ thống hàng rào bảo vệ cũng hư hỏng, xiêu vẹo nhiều chỗ. Trong khuôn viên phía sau nhà trưng bày, hồ điều hòa cỏ mọc um tùm. Khu vực tiền sảnh nhà trưng bày, những mảng tường bị bong tróc được sơn lại tạm bợ…
Chuyên trang an ninh tiền tệ ( 1/7) đăng bài “Du lịch biển Cửa Lò 'bật dậy' mạnh mẽ trong tình hình mới”: Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch Cửa Lò ghi nhận sự nhộn nhịp trở lại sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19. Thậm chí, các chỉ tiêu đạt được vượt những năm khi chưa có dịch COVID-19 xảy ra. Kết quả tổng lượng khách du lịch 6 tháng đầu năm ước đạt 1,260 triệu lượt khách, đạt 81 % kế hoạch, trong đó khách lưu trú 430 ngàn lượt, đạt 83 % kế hoạch. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch đạt 1.280 tỷ đồng, đạt 84
% kế hoạch. Ngoài những kết quả đạt được, du lịch Cửa Lò vẫn còn một số bất cập như một số nhà hàng không thực hiện việc niêm yết giá, bãi đậu xe ô tô còn hạn chế khiến khách du lịch phải đậu xe lên vỉa hè. UBND TX Cửa Lò đã thành lập 2 đoàn thanh tra liên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp nhà hàng, khách sạn không thực đúng với cam kết như niêm yết giá, “chặt chém” khách hàng. Thực tế, cơ quan chức năng cũng đã xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh không thực hiện đầy đủ việc niêm yết giá. Đồng thời, tình trạng bán hàng rong, ăn xin, đặt bàn ghế lấn chiếm đường dạo bộ và trên vỉa hè, xe dừng đậu trên vỉa hè và khu lâm viên, sử dụng loa kéo tại nhà hàng và trên đường dạo bộ chưa được xử lý dứt điểm.
* Giáo dục - y tế
Các cơ quan báo chí tích cực đưa tin về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT năm 2022, Báo Nghệ An đăng bài “Các điểm thi khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022”: Báo Văn hóa “Nghệ An sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022”; Báo Công An Đà Nẵng “Vượt nắng nóng, thầy trò Nghệ An miệt mài ôn thi tốt nghiệp”; VOV “Nhiều địa phương hỗ trợ tiền, nhà ở cho thí sinh ở xa đi thi tốt nghiệp THPT”; Báo Nghệ An “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Nghệ An: An toàn, nghiêm túc phải được đặt lên hàng đầu”.
Ngày 5/7, đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cùng đại diện các Sở ngành liên quan đã đi kiểm tra một số điểm thi ở huyện Yên Thành và Đô Lương.
VOV ( 1/7) đăng bài “Nhân viên y tế Nghệ An mòn mỏi chờ phụ cấp chống dịch”: Theo quy định, nhân viên y tế tham gia chống dịch sẽ được hưởng phụ cấp, nhưng đến nay nhiều người trong số họ vẫn chưa được nhận đồng trợ cấp nào hoặc mới chỉ là 1 khoản rất nhỏ. Theo Thống kê từ Trung tâm y tế thành phố Vinh số tiền phụ cấp chống dịch cần phải chi trả cho cán bộ y tế là hơn 14 tỷ đồng nhưng đến nay mới chi trả được 1,4 tỷ đồng. Ngoài thành phố Vinh, nhiều địa phương trong tỉnh, các nhân viên y tế cũng mòn mỏi chờ phụ cấp dù các đơn vị đã nhiều lần gửi tờ trình lên các cấp. Theo Sở y tế, kinh phí cho các đối tượng tham gia chống dịch đối với tỉnh thì thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đối với các địa phương thì thuộc thẩm quyền của UBND các huyện, thành, thị. Nguyên nhân có thể là do nguồn kinh phí của các địa phương còn eo hẹp nên chậm trễ việc chi trả tiền phụ cấp chống dịch.
Báo Nghệ An ( 4/7) đăng bài “Nghệ An nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong dịp hè”: Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm trong thời gian học sinh nghỉ hè.Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường dưới mọi hình thức trong thời gian học sinh nghỉ hè (ngoài trừ việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi tham gia các đội tuyển dự thi quốc gia, quốc tế). Để thực hiện đúng và nghiêm túc, Sở cũng yêu cầu hiệu trưởng các đơn vị trường học phổ biến, quán triệt chủ trương này đến giáo viên, học sinh, phụ huynh. Trong đó, cần tổ chức cho giáo viên ký cam kết với nhà trường, không tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường dưới mọi hình thức trong thời gian học sinh nghỉ hè.
* Môi trường - nước sạch
Chuyên trang của Báo điện tử Công lý đăng bài “Nghệ An: Người dân “kêu cứu” vì bụi từ xe chở đất phục vụ đường cao tốc”: Nhiều tháng qua, người dân các xã Đô Thành, Đức Thành (huyện Yên Thành - Nghệ An) và xã Diễn Yên (huyện Diễn Châu - Nghệ An), liên tục kêu cứu vì tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi từ các xe ô tô tải chạy ở mỏ đất phục vụ cao tốc đi ra. Nhiều xe có dấu hiệu cơi nới thành thùng chở quá quy định, khiến đất, đá rơi vãi khắp đường. Tình trạng ô nhiễm do bụi bẩn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người
dân, hay các hộ kinh doanh buôn bán và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao.
Liên quan đến nội dung này, Báo Công an nhân dân ( 6/7) đăng bài “Xe chở vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam “cày nát” tỉnh lộ 538C”: Tình trạng xe chở vật liệu xây san lấp dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu và các xã Đô Thành, Đức Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) có dấu hiệu quá tải, quá khổ chạy liên tục ngày đêm khiến tuyến đường tỉnh lộ 538C bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Báo Nghệ An ( 1/7) đăng bài “Nóng' vấn đề rác thải ở Quỳnh Lưu”: Kể từ sau khi bãi rác tại xã Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu) buộc phải đóng cửa, 33 xã, thị trấn tại địa phương này đã phải loay hoay tìm nơi xử lý rác thải sinh hoạt trong khu dân cư. Tình hình càng bế tắc hơn kể từ khi Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An, đơn vị quản lý Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên ra thông báo dừng tiếp nhận rác do các đơn vị ở địa phương này chuyển đến. Về lâu dài Quỳnh Lưu cần phải xây dựng cho mình một nhà máy xử lý rác thải, đây là điểm mấu chốt để giải quyết tình trạng ứ đọng rác thải sinh hoạt ở địa phương này. Bởi việc đưa rác đi đổ tại nơi khác cũng chỉ là giải pháp tạm thời, chưa kể đến việc chi phí vận tải cùng với chi phí xử lý tăng cao, khiến cho các doanh nghiệp không chịu nổi.
Báo kinh tế & Đô Thị (1/7) đăng bài “Nghệ An: Nguyên nhân ô nhiễm nước sạch ở TP Vinh vẫn là ẩn số”. Về nội dung này, Tại văn bản số 4662/UBND.CN ngày 24/6/2022, UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4345/UBND.CN ngày 15/6/2022, quá trình thực hiện phối hợp với công an tỉnh. Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp để cấp đủ nước sinh hoạt đảm báo tiêu chuẩn, quy chuẩn cho người dùng. Nếu xảy ra tình trạng nước sinh hoạt cấp cho người tiêu dùng không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Báo Nghệ An ngày 2,3 và 4/7 đăng loạt bài “Nông thôn khát nước sạch”, Bài 1 “Những công trình tiền tỷ nước sạch bỏ hoang”; Bài 2 “Hàng trăm công trình nước tự chảy xuống cấp”; “Cần giải pháp phát huy năng lực các công trình”. Nội dung này đã được các cơ quan báo chí liên tục phản ánh thời gian qua.
* An ninh - Pháp luật
Nghệ An: Triệt phá đường dây đánh bạc lô đề trên 400 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Công an thị xã Hoàng Mai vừa triệt phá thành công chuyên án đánh bạc bằng hình thức ghi số lô, đề quy mô lớn, bắt giữ 18 đối tượng, bước đầu làm rõ số tiền đánh bạc hơn 400 tỷ đồng. Quá trình bắt giữ, lực lượng Công an đã tạm giữ 850 triệu đồng tiền mặt, 2 cây vàng 9999, 2 ô tô, 20 xe máy, 3 laptop, 25 ĐTDĐ, 30 sổ sách dùng để ghi số lô, số đề; 1 khẩu súng bắn đạn cao su, 1 khẩu súng hơi, 3 dao kiếm, 5 bình xịt hơi cay, 1 dùi cui điện, 102 viên đạn cao su và một số tang vật khác.
Nghệ An: Bắt giữ tội phạm ma túy sau 19 năm lẩn trốn. Công an huyện Đô Lương vừa bắt giữ được đối tượng Phan Đình Quang (SN 1984, trú tại khối 6, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) sau 19 năm lẩn trốn.Đây là đối tượng bị Công an huyện Đô Lương ra quyết định truy nã vào ngày 2/10/2003 về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Quang là đối tượng nguy hiểm, có nhiều thủ đoạn tinh vi, lẩn trốn rất kín kẽ để che giấu thân phận. Hiện Công an huyện Đô Lương đang tạm giữ hình sự đối tượng Phan Đình Quang và củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
Chuyên trang của Báo điện tử công lý đưa tin “Tự trồng cần sa rồi sơ chế bán cho con nghiện”Công an huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ nhiều đối tượng, thu giữ nhiều tang vật. Đặc biệt, trong số đối tượng bị bắt giữ, có đối tượng Lê Duy Minh (còn gọi là “thầy Bơ”, SN 1984, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu) là đối tượng nghiện và có nhiều tiền án, tiền sự liên quan đến ma túy. Để phục vụ mục đích sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy, Minh mua các loại giống cây cần sa về trồng, sau đó sơ chế rồi bán và sử dụng. Ngoài ra, đối tượng này còn mua bán nhiều loại "cóng" thủy tinh là dụng cụ để các đối tượng nghiện sử dụng ma túy. Hiện, Chuyên án đang được Công an huyện Quỳnh Lưu tiếp tục điều tra, mở rộng.
Báo Bảo vệ pháp luật ( 1/7) đưa tin “VKSND tỉnh Nghệ An kiểm sát việc tịch thu, tiêu hủy tài sản thi hành án”: VKSND tỉnh Nghệ An tiến hành kiểm sát việc bàn giao tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước cho Sở Tài chính gồm 40 điện thoại di động các loại, 2 xe máy đã qua sử dụng. Đồng thời kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, gồm: 22 kg ma túy các loại và tài sản khác không có giá trị sử dụng như thẻ sim điện thoại di động, va ly, búa đinh, máy cắt ... Việc tiêu hủy vật chứng được thực hiện tại Khu liên hợp xử lý rác thái xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Kiểm sát viên đã kiểm sát chặt chẽ việc tiếp
nhận vật chứng, dấu vết niêm phong vật chứng, kiểm tra cụ thể từng loại vật chứng thuộc các vụ án và quá trình vận chuyển vật chứng đến địa điểm tiêu hủy.
* Một số thông tin khác
Báo Dân sinh ( 1/7) đăng bài “Nghệ An tiếp tục phân công các cơ quan, đơn vị giúp đỡ 76 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh”: UBND tỉnh Nghệ An, vừa có Thông báo số 439/TB-UBND ngày 28/6 về kết luận tổng kết 10 năm công tác ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo vùng miền Tây Nghệ An, giai đoạn 2012
– 2022. Tổng kinh phí huy động trong 10 năm được gần 310,794 tỷ đồng để giúp các xã nghèo. Số lượng các cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ các xã mỗi năm được tăng lên. Năm 2012, có 83 cơ quan, đơn vị nhận giúp đỡ 86 xã, đến nay đã có 113 cơ quan đơn vị nhận giúp đỡ 115 xã. Nhiều đơn vị nhận giúp đỡ nhiều xã như: Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh giúp đỡ 3 xã, UBND thành phố Vinh nhận giúp đỡ 2 xã.
Báo Nghệ An (3/7) đưa tin “Phát động cuộc thi viết 'Gương sáng quanh ta' trong các sở, ngành tỉnh Nghệ An”: Chiều 30/6, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An tổ chức phát động cuộc thi viết: “Gương sáng quanh ta”. Cuộc thi viết “Gương sáng quanh ta” được tổ chức nhằm mục đích phát hiện, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, năng động sáng tạo, có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm; có đóng góp tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thực hiện cải cách hành chính; có những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, là tấm gương về đạo đức, nhân cách, lối sống, hành động cao quý của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh.
Báo Nhân dân ( 2/7) đưa tin “Gần 940ha rừng Lùng ở Quế Phong được cấp chứng chỉ FSC”: Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ và tổ chức Oxfam tại Việt Nam vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quế Phong (Nghệ An) tổ chức trao chứng chỉ FSC cho 938ha rừng Lùng do 212 hộ dân ở xã Đồng Văn (Quế Phong) quản lý và khai thác. Đây là địa phương đầu tiên tại Nghệ An nhận chứng chỉ FSC về cây Lùng, đánh dấu một bước tiến cho người khai thác rừng Lùng ở Quế Phòng cũng như tỉnh Nghệ An. Nhờ có chứng chỉ FSC mà nhiều doanh nghiệp lớn trong tỉnh Nghệ An đặt vấn đề thu mua lâu dài và hỗ trợ toàn bộ quá trình vận chuyển giúp bà con.
Báo Nghệ An ( 3/7) đăng bài “Nghệ An tăng cường hàng loạt biện pháp phòng, chống đuối nước”: Ngày 1/7, UBND tỉnh Nghệ An có công điện về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng đơn vị trong việc chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tai nạn đuối nước. Thủ trưởng các đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại địa bàn, lĩnh vực đơn vị phụ trách; định kỳ hoặc đột xuất phải trực tiếp kiểm tra tại các tuyến, địa bàn, vị trí có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước để kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục.
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Bá Hảo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Tổng hợp và biên tập: Đặng Thị Vân Anh
Chuyên viên Phòng Thông tin – Báo chí – Xuất bản
Mọi thông tin liên quan tới công tác quản lý nhà nước về báo chí xin liên hệ Phòng Thông tin - Báo chí - Xuất bản (Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An).
Địa chỉ: số 06, đường Trần Huy Liệu, Thành phố Vinh Điện thoại: (02383). 599.522